Khô gà lá chanh là món ăn vặt yêu thích của nhiều bạn trẻ hiện nay, nhất là những bạn nữ. Hương vị đậm đà, cay nhẹ trên từng sợi gà kích thích vị giác ngay từ những miếng đầu tiên khiến bạn ăn hoài không ngán. Về lâu, khô gà còn được dùng làm món ăn chiêu đãi khách ngày Tết. Cùng Làng Chài Xưa học ngay 3 cách làm khô gà đơn giản ngay tại nhà mà không cần đến lò nướng.
Cách làm khô gà bằng nồi chiên không dầu
Nguyên liệu làm khô gà
- Thịt ức gà: 1 ký
- Lá chanh: 200gr
- Ớt sừng: 10 trái
- Tỏi: 2 củ lớn
- Sả tươi: 6-8 cây
- Hành tím: 200gr
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Gừng tươi: 1 củ
- Gia vị: ớt bột Hàn Quốc, bột ngũ vị hương, bột cà ri, dầu ăn, dầu hào, màu điều, nước mắm ngon, muối, tiêu xay,…
Các bước làm khô gà bằng nồi chiên không dầu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lá chanh, ớt sừng: mang đi rửa sạch với nước, để ráo. Ớt sừng chia làm 2 phần: 1 phần nhỏ băm nhuyễn, phần còn lại để nguyên.
Tỏi, hành tím, hành tây: bóc vỏ, rửa sạch với nước, để ráo. Hành tây cắt thành từng lát dày vừa phải. Tỏi và hành tím băm nhỏ.
Gừng: dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch. Chia làm 2 phần: 1 phần cắt lát mỏng, phần còn lại băm nhỏ.
Sả: bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài, cắt bỏ phần đầu và ngọn. Chia làm 2 phần: 1 phần cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 1 ngon tay, phần còn lại mang đi băm nhỏ.
- Bước 2: Sơ chế thịt gà
Thịt ức gà sau khi mua về rửa sạch với nước, thả vào ngâm trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ đi mùi hôi bám trên thịt. Vớt ra, rửa sạch lại với nước lạnh, để ráo.
Chuẩn bị một cái nồi, cho ⅔ gừng, sả cắt khúc, hành tây, ¾ lá chanh vào, trải đều sao cho các nguyên liệu phủ kín đáy nồi. Tiếp đến, cho ức gà và 500ml nước vào đun sôi với lửa nhỏ đến khi thịt chín thì vớt ra để nguội. Gà sau khi nguội bớt thì dùng tay xé nhỏ thành từng sợi vừa ăn.
- Bước 3: Pha nước sốt trộn gà
Làm nóng chảo với 3 muỗng canh dầu ăn, cho toàn bộ phần hành, tỏi, sả, ớt, gừng băm nhỏ vào phi thơm. Cho lần lượt: 4 muỗng canh bột ớt Hàn Quốc, 2 muỗng nhỏ bột cà ri, 2 muỗng nhỏ bột ngũ vị hương, 4 muỗng canh dầu hào, 7 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cà phê dầu điều và cuối cùng là 200ml nước lộc gà.
Hạ lửa nhỏ nấu đến khi hỗn hợp nước sốt sôi lên thì nêm nếm lại cho vừa ăn.
Đổ toàn bộ phần gà xé vào chảo nước sốt, dùng đũa trộn cho gà thấm đều gia vị, trộn liên tục cho đến khi phần nước sốt rút hết vào gà thì tắt bếp, để nguội.
Cuối cùng, bạn cho hết phần gà ban nảy vào một hộp hoặc túi kính, cất vào ngăn mát tủ lạnh từ 4-5 tiếng cho gà thấm gia vị.
- Bước 4: Làm khô gà bằng nồi chiên không dầu
Sau khi đã ướp đạt chuẩn, bạn cho hết phần thịt gà vào nồi chiên không dầu cùng với phần lá chanh còn lại. Bật nồi chiên không dầu ở nhiệt độ từ 100-120 độ C chiên trong khoảng 10 phút.
Tùy vào độ dày của miếng gà lúc xé, nếu sau 10 phút mà vẫn thấy gà chưa khô thì tiếp tục sấy trong vòng 5-10 phút với nhiệt độ như trên cho đến khi gà đạt đến độ khô như mong muốn.
- Bước 5: Khô gà lá chanh thành phẩm
Khô gà lá chanh là món ăn vặt quốc dân được nhiều người ưa chuộng, không chỉ bởi độ thơm ngon, đậm vị mà món ăn vặt này cũng không chứa quá nhiều quá nhiều calo thích hợp cho những bạn đang ăn kiêng.
Học thêm thật nhiều những công thức nấu ăn ngon tại: https://langchaixua.com/category/cau-chuyen-nuoc-mam/
Cách làm khô gà lá chanh bằng chảo đơn giản
Nguyên liệu làm khô gà lá chanh
- Thịt ức gà: 500gr
- Gừng tươi: vài lát
- Hành tím: 5-6 củ
- Sả tươi: 4-5 cây
- Tỏi: 1 củ
- Lá chanh: 150gr
- Ớt sừng: 4-5 trái
- Gia vị: ngũ vị hương, đường, bột ớt, nước mắm ngon, dầu ăn,..
Các bước làm khô gà lá bằng chảo chống dính
- Bước 1: Sơ chế thịt ức gà
Ức gà mua về rửa sạch với nước, để gà hết hôi bạn kết hợp thêm vài lát gừng đã chuẩn bị sẵn, chà đều lên các bề mặt, rửa sạch lại với nước.
Thả ức gà vào nồi, cho gừng cắt lát, hành tím bóc vỏ và ít muối vào, đổ nước lên ngang mặt thịt. Bắp lên bếp đun sôi thì hạ lửa nhỏ, tiếp tục luộc khoảng 15-20 phút cho đến khi gà chín thì tắt bếp.
Lưu ý không nên luộc gà ở lửa lớn và quá lâu sẽ làm cho gà chín nhừ, mất đi độ dai và ngọt tự nhiên. Bên cạnh đó, việc chọn mua gà công nghiệp sẽ tốt hơn vì phần ức nhiều thịt, dễ dàng chế biến hơn gà ta.
Gà sau khi luộc xong, vớt ra thả vào thau nước đá ngâm từ 5-10 phút cho thịt săn lại. Vớt gà ra xé thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Đặc biết, không nên xé gà quá nhỏ sẽ khiến gà sau khi làm bị khô và dễ cháy, mất đị vị ngọt của thịt.
- Bước 2: Ướp thịt gà
Hành tím, tỏi, sả, ớt sừng, lá chanh sơ chế sạch sẽ rồi mang đi băm nhỏ, trộn đều với phần thịt đã xé. Nêm vào 1 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ớt ( tùy vào loại ớt bạn có thể gia giảm theo khẩu vị), 1 muỗng cà phê ngũ vị hương.
Dùng tay trộn đều cho phần thịt thấm gia vị, sau đó bạn mang gà đi ướp trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 tiếng. Nếu có thời gian bạn nên ướp gà từ 5-6 tiếng hoặc để quan đêm như vậy gà sau khi làm sẽ đậm đà và ngon hơn.
- Bước 3: Làm khô gà bằng chảo chống dính
Làm nóng chảo với một ít dầu ăn, phi thơm tỏi băm thì cho thịt gà vào đảo đều, cho thêm 1 muỗng canh nước luộc gà vào xào cùng. Dùng đũa đảo liên tục, đợi đến khi nước bắt đầu cạn dần thì hạ lửa nhỏ.
Tiếp tục cho lá chanh, tỏi, ớt sừng cắt nhỏ vào đảo cùng. Lưu ý, hạ lửa nhỏ liu riu và đảo đều tay tránh để gà bị cháy xém. Đảo đều cho đến khi thấy lá chanh và thịt gà bắt đầu khô lại, dùng tay bóp thử một miếng xem đạt chuẩn chưa thì tắt bếp.
- Bước 4: Thành phẩm khô gà lá chanh với chảo chống dính
Cách làm khô gà lá chanh bằng chảo tuy đơn giản hơn nhưng lại cần sự khéo léo nhiều hơn vì khi đảo gà nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị cháy. Tuy nhiên, với cách làm này thì khô gà thành phẩm lại ngon hơn và giữ được độ ngọt vốn có, không quá khô.
Những lưu ý cần cho lần đầu làm khô gà lá chanh
Mẹo chọn gà ngon cho khô gà thêm dai
Để làm khô gà ngon bạn nên chọn phần ức của gà công nghiệp, vì ức của gà công nghiệp nhiều thịt hơn gà ta, lúc làm cũng dễ sơ chế hơn. Thành phẩm khô gà cũng không bị quá dai như khi làm gà ta.
Vì là thịt gà công nghiệp nên khi mua bạn nhớ chọn mua ở những nơi có uy tín, thịt chất lượng và ngon. Một số mẹo để nhận biết thịt ngon hay không như sau.
Màu sắc: nhìn bên ngoài miếng ức gà có màu hồng nhạt đẹp mắt, không quá trắng, bề mặt gà khô ráo, khi dùng tay nhấn nhẹ vào có thể cảm nhận được độ đàn hồi của thịt, không bị nhão.
Tránh không nên mua thịt có màu nhạt, trên phần da, thịt xuất hiện những vết bầm không rõ nguyên nhân. Thịt có mùi hôi, dùng tay chạm vào thịt mềm, mất đi độ đàn hồi.
Lưu ý cần biết trong quá trình làm khô gà tại nhà
Gà sau khi luộc mang đi ngâm với nước lạnh từ 5-10 phút cho phần thịt săn lại, đây là bí quyết giúp cho khô gà sau khi làm được dai, không bị khô và ngon hơn.
Khô gà thành phẩm thường có vị mặn hơn khi ướp, vì vậy bạn nên nhớ điều chỉnh gia vị sao cho vừa ăn nhất.
Để khô gà có màu được đẹp thì ở công đoạn xào gà bạn nên hạ lửa nhỏ, đảo đều tay cho phần gia vị thấm đều gà.
Bí quyết bảo quản khô gà được lâu, không bị mềm
Nhiều bạn chế biến khô gà rất ngon, tuy nhiên lại không để được lâu và rất dễ bị móc. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là khi sơ chế gà bạn không loại bỏ sạch phần mở làm gà sau khi thành phẩm còn ướt dẫn đến bị móc.
Bên cạnh, khô gà sau khi làm xong cần được bảo quản kín trong bịch hoặc hủ, tránh để tiếp xúc trực tiếp với không khí làm mất đi độ giòn ngon của khô.
Cách làm khô gà không quá khó như mọi người vẫn nghỉ đúng không nào? Làng Chài Xưa hy vọng với những công thức và bí quyết trên, mọi người sẽ có thể thực hiện thành công món ăn này ngay từ lần đầu tiên một cách dễ dàng nhất.
Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được biên tập và tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung nào liên quan tới bản quyền tác giả, vui lòng gửi E-mail tới: singlemomvietnam@gmail.com. Chân thành cảm ơn!